Tính lương Gross sang Net và ngược lại mới nhất năm 2025


Áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới nhất 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) với nguời nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng với mỗi người phụ thuộc (Theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14)

Áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới nhất có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 (Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP)

Áp dụng quy định từ 01/07/2024 (Mới nhất)

Lương cơ sở:

2,340,000đ

Giảm trừ gia cảnh bản thân:

11,000,000đ

Người phụ thuộc:

4,400,000đ

(VNĐ)
Mức thu nhập không được để trống
(Người)
(VNĐ)
Mức lương đóng bảo hiểm không được để trống
Lương Gross Bảo hiểm Thuế TNCN Lương Net
- -

Diễn giải chi tiết (VNĐ)

Lương GROSS
Bảo hiểm xã hội (8%)
Bảo hiểm y tế (1.5%)
Bảo hiểm thất nghiệp (1%)
Thu nhập trước thuế
Giảm trừ gia cảnh bản thân
Giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc
Thu nhập chịu thuế
Thuế thu nhập cá nhân(*)
Lương NET
(Thu nhập trước thuế - Thuế thu nhập cá nhân.)

Chi tiết thuế thu nhập cá nhân (VNĐ)

Mức chịu thuế Thuế suất Tiền nộp
Đến 5 triệu VNĐ 5%
Trên 5 triệu VNĐ đến 10 triệu VNĐ 10%
Trên 10 triệu VNĐ đến 18 triệu VNĐ 15%
Trên 18 triệu VNĐ đến 32 triệu VNĐ 20%
Trên 32 triệu VNĐ đến 52 triệu VNĐ 25%
Trên 52 triệu VNĐ đến 80 triệu VNĐ 30%
Trên 80 triệu VNĐ 35%

Người sử dụng lao động trả (VNĐ)

Lương GROSS
Bảo hiểm xã hội (17%)
Bảo hiểm Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp (0.5%)
Bảo hiểm y tế (3%)
Bảo hiểm thất nghiệp (1%)
Tổng cộng
Thông báo mới nhất

Ngày 30/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo Nghị định Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì thời gian thực hiện tăng lương cơ sở 2024 là từ ngày 01/7/2024.

Như vậy, sẽ có 03 mức lương cơ sở được áp dụng trong năm 2024 gồm:

  • Từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 30/06/2023: Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng

  • Từ ngày 01/07/2023: Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng

  • Từ ngày 01/07/2024: Mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng

Với sự phát triển của công nghệ, việc tính lương Gross sang Net và ngược lại trở nên đơn giản, mang lại thuận tiện cho cả người lao động và doanh nghiệp. Để đảm bảo tính minh bạch và quyền lợi cho các bên, chúng ta cần hiểu bản chất của từng loại lương và cách quy đổi chính xác theo quy định của pháp luật qua nội dung sau.

1. Lương Gross (lương gộp) là gì?

Thông thường, khi thỏa thuận lương, công ty sẽ sử dụng lương Gross và chịu trách nhiệm đóng các khoản bảo hiểm, thuế cho bạn. Số tiền nhận thực về tài khoản của bạn hàng tháng sẽ thấp hơn, chính là lương Net.

Lương Gross là tổng thu nhập mà người lao động nhận hàng tháng, bao gồm lương cơ bản và các khoản trợ cấp, phụ cấp, hoa hồng,... Trong đó, cũng bao gồm các khoản đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.

2. Lương Net (lương nhận thực) là gì?

Lương Net là số tiền lương thực mà người lao động được nhận hàng tháng từ người sử dụng lao động, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân. Công ty đã chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân thay cho người lao động. Như vậy, số tiền lương mà người lao động nhận được đã được điều chỉnh trừ các khoản này.

3. Cách tính lương Gross sang Net

Công thức tính lương Gross sang Net được thể hiện như sau:

LƯƠNG GROSS = LƯƠNG CƠ BẢN + THƯỞNG + CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÁC

Trong đó:

1) Các loại bảo hiểm bắt buộc

Các loại bảo hiểm bắt buộc của người lao động chiếm 10,5% tiền lương. Cụ thể:

  • Bảo hiểm xã hội chiếm 8%

  • Bảo hiểm y tế chiếm 1,5%

  • Bảo hiểm thất nghiệp chiếm 1%.

2) Thuế TNCN

Công thức tính thuế TNCN:

THUẾ TNCN = (TỔNG THU NHẬP - CÁC KHOẢN ĐƯỢC MIỄN - KHOẢN GIẢM TRỪ) X THUẾ SUẤT

Khoản giảm trừ:

Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14Điều 20 Luật Thuế thu nhập cá nhân, các khoản được giảm trừ như sau:

  • Giảm trừ với đối tượng nộp thuế (bản thân người lao động): 11 triệu đồng/tháng.

  • Giảm trừ người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng/người.

  • Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện và đóng góp từ thiện, nhân đạo.

Thuế suất:

Mức chịu thuế suất năm 2023:

Mức chịu thuế Thuế suất
Đến 5 triệu VNĐ 5%
Trên 5 triệu VNĐ đến 10 triệu VNĐ 10%
Trên 10 triệu VNĐ đến 18 triệu VNĐ 15%
Trên 18 triệu VNĐ đến 32 triệu VNĐ 20%
Trên 32 triệu VNĐ đến 52 triệu VNĐ 25%
Trên 52 triệu VNĐ đến 80 triệu VNĐ 30%
Trên 80 triệu VNĐ 35%

Ví dụ:

Giả sử công ty thỏa thuận trả lương Gross cho bạn là 40,000,000 VND/tháng. Bạn có 01 người phụ thuộc, không đóng góp từ thiện. Như vậy, để tính lương Gross sang Net thì lương Gross sẽ chịu thuế như sau:

1) Tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc: Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc = BHXH + BHYT + BHTN.

Lương GROSS 40,000,000
Bảo hiểm xã hội (8%) 2,880,000
Bảo hiểm y tế (1.5%) 540,000
Bảo hiểm thất nghiệp (1%) 400,000
Tổng tiền đóng bảo hiểm bắt buộc 3,820,000

Vậy bảo hiểm bắt buộc phải đóng là 3,820,000 VNĐ

2) Tiền thuế TNCN:

Đối với ví dụ này thì các khoản giảm trừ chỉ tính giảm trừ đối tượng nộp thuế (giảm trừ gia cảnh bản thân) là 11,000,000 VND.

Áp dụng công thức “Thuế TNCN = (Tổng thu nhập - Các khoản được miễn - Khoản giảm trừ) x Thuế suất

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập (Lương Gross) - Các khoản được miễn - Khoản giảm trừ = 30,000,000 – 3,131,000 -11,000,000 = 15,869,000 VND.

Mức chịu thuế Thuế suất Tiền nộp
Đến 5 triệu VNĐ 5% 250,000
Trên 5 triệu VNĐ đến 10 triệu VNĐ 10% 500,000
Trên 10 triệu VNĐ đến 18 triệu VNĐ 15% 1,200,000
Trên 18 triệu VNĐ đến 32 triệu VNĐ 20% 1,436,000
Tổng thuế thu nhập cá nhân 3,386,000

Vậy thuế TNCN là 3,386,000 VNĐ => Lương Net = Lương Gross – (Các loại bảo hiểm bắt buộc + Thuế TNCN)

= 40,000,000 - (3,820,000 + 3,386,000)

= 32,794,000 VNĐ

Như vậy là chúng ta đã tính lương từ Gross sang Net. Có thể thấy cách tính tay khá vất vả và tốn thời gian nhưng chúng ta cũng nên hiểu bản chất của nó.

Xem thêm: Công cụ tính Lãi Suất Kép, Giá trị tiền gửi, Lợi nhuận đầu tư Miễn Phí

4. Cách tính lương Net sang Gross

Công thức tính lương Net ra Gross:

LƯƠNG GROSS = LƯƠNG NET + BHXH + BHYT+BHTN + THUẾ TNCN (NẾU CÓ)

Ví dụ: Mức lương Net của bạn là 20 triệu đồng.

Lương Gross sẽ là 23,153,321 đồng

5. Công cụ chuyển lương Gross ra Net và ngược lại

Tính toán lương bằng tay sẽ khá mất thời gian và còn có thể xảy ra sai sót. Lúc này, bạn hãy dùng công cụ tính lương Net sang Gross và Gross sang Net của Job X ở phía trên.

Bạn chỉ cần nhập các thông số như mức lương, mức đóng bảo hiểm, vùng địa lý, số người phụ thuộc, sau đó chọn nút chuyển Gross sang Net hoặc ngược lại sẽ cho ra kết quả chỉ trong 1 giây. Không chỉ cho ra kết quả cuối cùng, công cụ còn phân tích từng thông số cụ thể, giúp bạn hiểu rõ hơn về mức lương mình được nhận.

6. Câu hỏi thường gặp về lương Gross và lương Net

Để hiểu rõ những điều cơ bản về khái niệm và cách tính toán giữa hai loại lương này thì chúng ta thường đặt ra những thắc mắc. Có một số câu hỏi Job3s thường nhận được và dưới đây giải đáp:

  1. Nên chọn lương Gross hay Net?

    Bạn nên thỏa thuận lương Gross vì thể hiện chính xác quyền lợi của bạn hơn qua các khoản: BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN (nếu có) và quỹ công đoàn (nếu có). Nhưng dù có đàm phán loại lương nào thì bạn cũng sẽ được tính toán để số tiền phải trả cho bạn tương đương nhau.

  2. Lương Gross gồm những khoản nào?

    Lương Gross gồm các khoản sau: lương cơ bản, thuế thu nhập cá nhân (nếu có), các khoản đóng bảo hiểm, trợ cấp, hoa hồng, phụ cấp,... Để nắm được quyền lợi và phúc lợi về sau, bạn nên nắm rõ các khoản đóng bảo hiểm.

  3. Lương Gross đã có phụ cấp chưa?

    Lương Gross người lao động nhận được đã bao gồm phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng,... Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và thuế thu nhập cá nhân (nếu có) cũng nằm trong lương Gross.

  4. Tại sao có sự chênh lệch giữa lương Gross và lương Net?

    Sự chênh lệch giữa lương Gross và lương Net xuất hiện do trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm và các khoản phí khác. Mức chênh lệch này phụ thuộc vào các thông số và quy định thuế, bảo hiểm trong quốc gia hoặc khu vực đó.