Lương hưu là gì ? Những điều cần biết về lương hưu?

Tâm Nguyễn 02/07/2024

1. Lương hưu là gì?

Lương hưu là khoản tiền mà người lao động nhận được từ các tổ chức, chính phủ hoặc các quỹ hưu trí sau khi họ đạt đến tuổi nghỉ hưu và ngừng hoạt động lao động. Đây là một dạng bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ người lao động sau khi họ không còn làm việc để duy trì cuộc sống ổn định.

2. Cách tính tuổi nghỉ hưu của người lao động năm 2024? 

Theo quy định tại Điều 169, Bộ luật lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động được xác định như sau:

- Người lao động đảm bảo đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng lương hưu.

- Trong điều kiện lao động bình thường, tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh theo lộ trình đến khi đủ 62 tuổi với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi với lao động nữ vào năm 2035.

- Từ năm 2021, trong điều kiện bình thường, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi 3 tháng, của nữ là 55 tuổi 4 tháng.

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm các công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm, hoặc làm ở những vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu của tuổi thấp hơn, nhưng không quá 5 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu quy định.

Bạn đang xem: Lương hưu là gì ? Những điều cần biết về lương hưu?

Có thể bạn quan tâm:

Theo Khoản 2, Điều 4, Nghị định 135/2020/NĐ-CP, lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động nêu trên được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

60 tuổi 3 tháng

2021

55 tuổi 4 tháng

2022

60 tuổi 6 tháng

2022

55 tuổi 8 tháng

2023

60 tuổi 9 tháng

2023

56 tuổi

2024

61 tuổi

2024

56 tuổi 4 tháng

2025

61 tuổi 3 tháng

2025

56 tuổi 8 tháng

2026

61 tuổi 6 tháng

2026

57 tuổi

2027

61 tuổi 9 tháng

2027

57 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

62 tuổi

2028

57 tuổi 8 tháng

 -

 -

2029

58 tuổi

 -

 -

2030

58 tuổi 4 tháng

 -

 -

2031

58 tuổi 8 tháng

2032

59 tuổi

 -

2033

59 tuổi 4 tháng

2034

59 tuổi 8 tháng

 -

Từ năm 2035 trở đi

60 tuổi

 

Như vậy, tuổi nghỉ hưu của lao động nam mỗi năm sẽ tăng thêm 3 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Theo đó, tính đến năm 2024, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 61 tuổi và tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là 56 tuổi 4 tháng.

3. Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) để được hưởng lương hưu có sự khác biệt giữa đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và tham gia BHXH tự nguyện. Theo đó, việc nắm rõ quy định về đối tượng đóng BHXH sẽ giúp người lao động hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình để thực hiện đóng BHXH theo đúng quy định. Đối tượng tham gia BHXH theo Điều 2, Luật BHXH năm 2014 bao gồm:

  • Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

- Người lao động ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.

- Người ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 1-3 tháng.

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Công nhân quốc phòng, công an…

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, hạ sĩ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn, học viên quân đội, công an…

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Người làm chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã. 

- Người hoạt động không chuyên trách tại các đơn vị xã, phường, thị trấn…

- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 

  • Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân có thuê mướn và sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Như vậy, đối với nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH năm 2014, để được hưởng lương hưu, người lao động cần đáp ứng số năm đóng BHXH ít nhất 20 năm kể cả nam và nữ, hoặc có từ đủ 15 năm đến 20 năm đóng BHXH đối với lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. 

  • Người tham gia gia BHXH tự nguyện: Công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Theo quy định tại Điều 73, Luật BHXH năm 2014, sửa đổi bởi điều 219, Bộ luật lao động 2019, người lao động tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu khi đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. 

  2. Người lao động đóng đủ 20 năm BHXH trở lên. 

Như vậy, quy hiện hành thì để đủ điều kiện hưởng lương hưu, công dân phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A năm nay 49 tuổi. Ông A chưa có bất kỳ khoảng thời gian tham gia BHXH nào. Hiện ông A muốn đóng BHXH. Vậy đóng bao lâu sẽ được hưởng lương hưu?

Trả lời: Ông Nguyễn Văn A năm nay 49 tuổi, tuổi về hưu là 62 tuổi. Do ông A chưa từng có bất kỳ khoảng thời gian tham gia BHXH nào, nên ông sẽ phải tham gia đủ 20 năm BHXH mới được nhận lương hưu.

Theo quy định trên, nếu ông A tham gia BHXH từ năm 49 tuổi, đến năm 62 tuổi là 13 năm theo các phương thức đóng 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc 5 năm, sau đó có thể đóng một lần cho những năm còn thiếu (cụ thể là 7 năm) thì sẽ được làm thủ tục hưởng lương hưu.

4. Mức hưởng lương hưu tối đa năm 2024?

Hiện nay, mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động được xác định theo công thức dưới đây:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu (1) x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH (2)

Trong đó: Tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định theo số năm đóng BHXH, tối đa là 75%.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (người tham gia BHXH bắt buộc) hoặc thu nhập tháng đóng BHXH (người tham gia BHXH tự nguyện) tùy thuộc vào tiền lương hoặc thu nhập đóng hàng tháng của người lao động, và nhân với hệ số trượt giá tương ứng.

Như vậy, mức hưởng lương hưu hàng tháng tối đa mà người lao động nhận được là 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sau khi đã điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng.


Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Bài viết liên quan

1. Làm Thế Nào Lập Kế Hoạch Tiết Kiệm Hiệu Quả? Lập kế hoạch tiết kiệm là bước quan trọng để quản lý tài chính cá nhân và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn. Dưới đây là...

1. Chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là một hình thức trợ cấp mà người lao động có...

1. Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp 1.1.  Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: - Người...

1. Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2024? Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có văn bản mới về việc ban hành Luật Thuế thu nhập...

1. Chế độ thai sản là gì? Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ) trong quá trình...