6 dấu hiệu nhận biết ứng viên nói dối trong quá trình phỏng vấn

Tâm Nguyễn 02/06/2024

Bất kì một doanh nghiệp hay nhà tuyển dụng nào cũng đều mong muốn tìm kiếm được ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu mà vị trí đang khuyết. Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp phải các ứng viên nói dối hay nói quá về các kinh nghiệm, kĩ năng của bản thân. Cùng tìm hiểu một số dấu hiệu nhận biết ứng viên nói dối trong quá trình phỏng vấn ứng viên qua chuyên mục cẩm nang tuyển dụng của jobx.vn nhé. 

1. Trả lời vòng vo hoặc không liên quan 

Trả lời vòng vo hoặc không liên qua: Khi các nhà tuyển dụng đặt các câu hỏi liên quan đến vị trí mà ứng viên ứng tuyển, những ứng viên có kinh nghiệm sẽ thường đưa ra câu trả lời ngắn gọn, đầy đủ nhất để ghi điểm trong mắt của đội ngũ tuyển dụng. Ngược lại, nếu không thật sự chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, ứng viên có xu hướng trả lời vòng vo hoặc đưa ra những câu trả lời không liên quan đến câu hỏi. Ví dụ, khi được hỏi về kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cụ thể, ứng viên nói dối thường không sử dụng các từ ngữ chuyên ngành hoặc không trình bày rõ ràng về vai trò và quy trình mà vị trí đó đòi hỏi. Nhà tuyển dụng có thể gợi ý cho ứng viên trả lời vào vấn đề chính để xác định xem liệu họ đang cố tình nói phóng đại thông tin của mình hay chỉ do lo lắng, hồi hộp mà vô tình quên

2. Ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể: Một dấu hiệu mà các nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên có kỹ năng phỏng vấn tốt hay ứng viên nói dối đó là các biểu hiện trên cơ thể ứng viên. Sự lo lắng hoặc không chân thực thường thể hiện qua cử chỉ, ánh mắt, và cách ứng viên tự tin trong cuộc trò chuyện. Nếu ứng viên có biểu hiện bất ổn, thần thái không tự nhiên, hoặc tránh ánh mắt khi trả lời câu hỏi, đó có thể là dấu hiệu của việc nói dối.

3. Dựa quá nhiều vào thành tích nhóm

Dựa quá nhiều vào thành tích nhóm: Một ứng viên nói dối thường dựa quá nhiều vào thành tích của nhóm mà họ từng làm việc, thay vì tập trung vào đóng góp cá nhân. Họ có thể sử dụng “chúng tôi” thay vì “tôi” khi nói về thành công của dự án. Nhà tuyển dụng nên chú ý đến việc ứng viên có thể đang che giấu khả năng cá nhân hay khôn

4. Thông tin kinh nghiệm không trùng khớp

Thông tin kinh nghiệm không trùng khớp: Khi ứng viên cung cấp thông tin về kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng nên kiểm tra tính nhất quán và trùng khớp với hồ sơ. Nếu có sự không rõ ràng hoặc không khớp, đó có thể là dấu hiệu của việc nói dối

Bạn đang xem: 6 dấu hiệu nhận biết ứng viên nói dối trong quá trình phỏng vấn

Có thể bạn quan tâm:

5. Thiếu chi tiết và ví dụ cụ thể

Thiếu chi tiết và ví dụ cụ thể: Khi ứng viên trả lời câu hỏi, họ thường nêu ra các thông tin chung chung mà thiếu chi tiết và ví dụ cụ thể. Điều này có thể là dấu hiệu của việc họ đang nói dối hoặc không có kinh nghiệm thực tế. Nhà tuyển dụng nên yêu cầu ứng viên cung cấp ví dụ cụ thể để kiểm tra tính chân thực của câu trả lời.

6. Thay đổi câu chuyện liên tục

Thay đổi câu chuyện liên tục: Một ứng viên nói dối thường thay đổi câu chuyện của mình trong quá trình phỏng vấn. Họ có thể bắt đầu bằng một phiên bản câu chuyện, sau đó thay đổi hoặc điều chỉnh nó khi gặp phản hồi hoặc câu hỏi khác. Sự thay đổi này có thể xuất phát từ việc họ cố gắng che giấu thông tin hoặc tạo ra một hình ảnh tốt hơn về bản thân.


Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Bài viết liên quan

Giới thiệu nhân viên từ lâu đã là một phương pháp phổ biến để tìm kiếm nhân tài mới trong các tổ chức....

Mỗi ứng viên khi phỏng vấn sẽ có một mục tiêu nghề nghiệp và sở thích khác nhau. Nhà tuyển dụng nên đánh giá...

Đúng là ấn tượng đầu tiên rất quan trọng trong quá trình tuyển dụng, và việc quảng cáo việc làm là một phần...

Trong bất kỳ tổ chức nào, nhân viên là nguồn sống. Họ là những người duy trì mọi thứ chuyển động và khiến mọi thứ diễn ra. Khi...

Đưa ra lời đề nghị cho một ứng viên xin việc là một câu hỏi về sự cân bằng. Đây không phải là để giành chiến thắng, mà là đạt được thỏa thuận về mức lương khiến cả bạn và ứng viên...

Việc làm tuyển gấp